Saturday, January 9, 2016

LƯỢM LẶT Ý HAY


·                                 TIN TỨC
·                                 VIỆT NAM

Bóng đá Việt Nam: Bao giờ mới hết thử nghiệm?

14:40, Thứ sáu 08/01/2016
 

Hơn 1 tháng tập trung, thi đấu giao hữu 6 trận thì hòa 2 thua 4. Trong 6 trận đã thi đấu, thì cứ mỗi trận một đội hình khác nhau thậm chí trong một trận đấu có đến 2 đội hình khác nhau. Ngạc nhiên ở chỗ là đến gần sát giải với 2 trận đấu gặp Yemen và Nhật Bản thì Miura đã sử dụng 2 đội hình cho mỗi hiệp đấu. Điều này là vô cùng hiếm gặp trên thế giới.

Theo lẽ thông thường thì việc thay đổi toàn bộ đội hình chỉ áp dụng cho trường hợp HLV lắp ghép tìm những cầu thủ phù hợp với triết lý của mình cho những trận đấu giao hữu đầu tiên hoặc khi đội hình một là những cầu thủ chủ chốt và là bộ khung ổn định của đội, việc sử dụng đội hình 2 chỉ nhằm mục đích tìm kiếm thêm những vị trí dự bị chiến lược cho các vị trí của đội hình 1 là chính.
Nhưng với cái cách mà Miura thay đổi toàn bộ đội hình trong một trận đấu không chỉ một vài trận mà là tất cả các trận giao hữu chuẩn bị trước giải thì có thể nhận thấy rằng ông chẳng thể định hình nổi bộ khung ổn định cho ĐT U23. Do đó việc tạo ra một bộ khung ổn định và lối chơi mạch lạc, những pha phối hợp ăn ý cho ĐT U23 chỉ trong vài ngày nữa khi bước vào giải đấu là điều không tưởng.
Fan của Miura có thể viện cớ về sự biến hóa thần thánh hay kỹ năng dấu bài trước các đối thủ của Miura. Nhưng sự thật thì một đội tuyển tầm cỡ thế giới còn chẳng thể thay đổi cách chơi hay thay đổi toàn bộ đội hình mà vẫn có thể chơi ổn định và mạch lạc trước các đối thủ trong một thời gian ngắn thì với trình độ “ao làng” như chúng ta thì lấy đâu ra cơ hội.

Sát ngày thi đấu tại VCK U23 châu Á, U23 VN vẫn tiếp tục thử nghiệm đội hình
Một HLV dẫn dắt các ĐTQG trong hơn một năm qua 3 giải đấu lớn Seagame 2015, vòng loại U23 Châu Á, và AFF 2014 mà vẫn không thể định hình ra nổi một bộ khung ổn định cho các ĐTQG mà lần nào tập trung cũng loay hoay thử nghiệm. Việc ông Miura đã và đang làm khiến cho chúng ta có cảm giác bóng đá Việt Nam mới thành lập và bước ra sân chơi của khu vực và châu lục vậy.
Mọi người cứ kỳ vọng nhiều vào việc Tuấn Anh sẽ có tên trọng danh sách cuối cùng tham dự VCK U23 Châu Á, riêng tôi thì thấy Tuấn Anh nên trở về sẽ tốt hơn cho bản thân em. Vì đơn giản chiến thuật và lối chơi của Miura sẽ chẳng giúp em phát huy hết tài năng mà có khi còn ngược lại. Thôi thì trở về để còn cống hiến sau này hơn là cố gắng thay đổi để theo đuổi cái triết lý bóng đá nghèo nàn và nhàm chán như thế.
Cứ xem cái thống kê về tỉ lệ người hâm mộ ĐTQG dưới thời Miura suy giảm thê thảm theo thời gian đến mức người ta gọi là thảm họa hay trong lịch sử bóng đá Việt Nam chưa có một trận đấu cấp ĐTQG nào mà người hâm mộ đòi sa thải HLV trưởng ngay sau 1 trận đấu được xem là đáng xấu hổ nhất mọi thời đại của bóng đá Việt Nam.

n
HLV Miura vẫn đang loay hoay xây dựng lối chơi cho các ĐT VN
Có vài người so sánh việc chuẩn bị của Miura gặp khó khăn giống thời HLV Calisto năm 2008, nhưng họ quên mất một điều rằng thời HLV Calisto là người am hiểu bóng đá Việt Nam nhiều hơn Miura, ở Calisto người ta thấy sự cầu thị và biết lắng nghe hơn Miura. Mặt khác quan trọng hơn hết là lối chơi mà Calisto xây dựng thời điểm đó tuy mới mẻ với các cầu thủ và cần có thời gian và sự thích nghi, ông luôn duy trì một bộ khung và một lối chơi ổn định.
Việc thất bại các trận giao hữu trước khi vào giải đấu chỉ là vấn đề về sự ăn ý trong phối hợp và phong độ của các cầu thủ. Nhìn lại Miura thì chỉ thấy sự thay đổi xoay tua, thử mãi mà chẳng ra được nghiệm. Lối chơi thi rời rạc với đặc sản bóng dài, không có tinh thần cầu thị. Đến sát ngày thi đấu giải chính thức vẫn chưa thể định hình được bộ khung cũng như xây dựng một lối chơi mạch lạc rõ ràng thì đừng nên so sánh làm gì.
Theo TTVN


No comments:

Post a Comment