Saturday, January 30, 2016

NHẮN BẠN


Nhắn Bạn

Nhớ mi lắm…Huỳnh Tấn Hoàng
Bặt vô âm tín, mi đang nơi nào ?
Ký ức tau mãi chênh chao
Bạn bè nối khố biết bao thâm tình

Nhớ mi như bóng nhớ hình
Những ngày khoác áo học sinh vui đùa
Phan Châu Trinh, dẫu già nua (*)
Vẫn oai phong đứng cợt đùa thời gian

Nhắn mi mà lệ hai hàng
Trường xưa lớp cũ như đang khóc thầm
Mi ở đâu? Sao bặt tăm?
Ve sầu réo gọi mỗi lần hè sang

Phượng già mỗi bận trổ hoa
Vẫn luôn đánh thức hồn ai nhớ về
Sao mi chẳng thấy mô tê
Chẳng lẽ tiềm thức mi về nơi xa…(?)

Nhớ mi tau nói bông la
Nếu được tin nhắn bỏ qua nghe mày !
Chung quy tại mấy hôm rày
Nhớ mi, nhớ lắm…tau hay buồn buồn…

Tuyền Linh
28.7.2014

(*) Trường THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng

Huỳnh Tân Hoàng là cựu hs PCT Đà Nẵng 55-61. Được biết, Huỳnh Tấn Hoàng hiện đang định cư tại San Diego.   Bạn Hoàng là người Công Giaó, rất ngoan đạo. Nếu bạn nào biết đươc dc liên lạc, xin làm ơn cho biết. Muôn vàn đa tạ.

Tuyền Linh Nguyễn Văn Thơ ( cựu hs PCT Đà Nẵng 55-61 )
TL: 0163 442 1525

Lượm lặt


U23 Việt Nam nên lấy kỹ thuật làm nòng cốt lối chơi

Thiên Minh
Thứ hai, 25/01/2016 05:19
Với nửa đội hình là những cầu thủ được đào tạo bài bản về kỹ thuật, U23 Việt Nam đã có một thế trận khá ấn tượng trước U23 UAE ở trận đấu cuối cùng VCK U23 châu Á 2016.
Với những cầu thủ đậm chất kỹ thuật như Công Phượng, Tuấn Anh hay Xuân Trường, các đội tuyển của Việt Nam có thể chơi tấn công chủ động trước các đối thủ lớn
Dù để thua ngược với tỷ số 2-3 song màn trình diễn đáng khen ấy thực sự đã mở ra một quan điểm rõ ràng về tương lai đội tuyển. Đó là lấy những cầu thủ có kỹ thuật trở thành nhân tố 

GIÁ TRỊ TỪ NHỮNG CÁI CHẠM BÓNG ĐẦU TIÊN

Khái niệm về kỹ thuật bóng đá thật sự là rất rộng và đa nghĩa. Số đông người cho rằng kỹ thuật bóng đá là những động tác khéo léo, biến ảo mà các cầu thủ sử dụng để vượt qua đối thủ. Lại có quan điểm cho rằng kỹ thuật bóng đá đơn giản là cách để cầu thủ chuyền bóng, ngăn cản, dứt điểm hay với thủ môn là cách để bắt gọn trái bóng trước sự uy hiếp của đối phương… Song điều quan trọng nhất trong kỹ thuật mà đúng như cựu tiền vệ Barcelona – Xavi Hernandez hay danh thủ Dennis Bergkamp từng chia sẻ, đó là Chạm bóng (First touch).

“Điều cơ bản nhất đối với tôi chính là pha chạm bóng đầu tiên”, Bergkamp chia sẻ trên tờ The Guardian 3 năm về trước. “Chạm bóng thật sự là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đặt ra câu hỏi rằng vì sao Mesut Oezil lại luôn có rất nhiều khoảng trống trên sân thì đơn giản anh ta biết cách tạo ra khoảng trống ấy bằng quan sát và pha chạm bóng đầu tiên của mình”.

Thực tế chạm bóng không đơn giản chỉ là khống chế được trái bóng. Nó giá trị ở chỗ cầu thủ đó đã lập tức hình dung ra trong đầu mình những điều tiếp theo mà anh ta sẽ thực hiện ngay trong thời điểm chạm vào trái bóng. Đó là lý do vì sao Dennis Bergkamp chỉ bằng một pha chạm bóng bằng chân trái rồi thực hiện động tác xoay người trái chiều là đủ khả năng loại bỏ hậu vệ Nikos Dabizas trước khi dứt điểm tung lưới Newcastle (trận Arsenal thắng Newcastle 2-0 ngày 2/3/2002). 

Trở lại với Việt Nam, không phải đến thời điểm này chúng ta mới quan tâm đến công tác đào tạo trẻ. Những “lò” truyền thống như Sông Lam Nghệ An, Cảng Sài Gòn hay Thể Công đã tạo ra hết lứa cầu thủ này đến thế hệ tài năng khác cho bóng đá nước nhà. 

Nhưng phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của Học viện HA.GL – Arsenal JMG, với chủ trương đào tạo kỹ thuật bài bản mà quan trọng là cách tư duy ngay từ khi chạm bóng cho các cầu thủ trẻ thật sự đã mang tính cách mạng trong chiến lược đào tạo mầm non của bóng đá Việt Nam. Đó là phát triển cho kỹ thuật bên cạnh việc tăng cường, rèn luyện thể lực cho các tài năng nhí.

Thành công của HA.GL - Arsenal JMG mà đỉnh cao là thế hệ U19 Việt Nam năm 2013 và 2014 xuất phát từ những cầu thủ có kỹ thuật như vậy. Và cách đây vài ngày, Tuấn Anh một lần nữa minh chứng rõ nét cho điều đó. Từ đường chuyền của Công Phượng, anh lắc mình để vượt qua đối phương trước khi thực hiện cú La Croqueta (xử lý hai nhịp bằng hai chân) để vượt qua hậu vệ UAE trước khi đặt lòng tinh tế bằng chân phải mang về bàn thắng cho U23 Việt Nam. Đó là đỉnh cao của kỹ thuật, của kỹ năng “First Touch”. 

PHÁT TRIỂN TƯƠNG LAI TRÊN NỀN TẢNG KỸ THUẬT

Trở lại với U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á, thầy trò HLV Miura đã không thể giành được điểm số nào trước khi dừng lại chuyến phiêu lưu trên đất Qatar. Tuy nhiên màn trình diễn cùng những con số thống kê đã chỉ ra hai điều thú vị.

Thứ nhất, U23 Việt Nam khó lòng có thể trông chờ vào cách đá phòng ngự chặt và chờ đợi cơ hội phản công chớp nhoáng như trước kia. Thừa nhận trước những đối thủ được đánh giá là mạnh hơn, U23 Việt Nam không có cách nào khác là phải chơi số đông trước cầu môn nhằm ngăn cản đối phương ghi bàn. Nhưng điều đó cũng có nghĩa, chúng ta sẽ phải hy sinh mặt trận tấn công, ít nhất là ở số người trên tiền tuyến. 

Công Phượng được xem là niềm hy vọng vàng của U23 Việt Nam tại giải đấu lần này. Nhưng ở trận đấu đầu tiên với U23 Jordan, khi đội bóng gồng mình phòng ngự thì tân binh của Mito Hollyhock cũng vì thế mà thi đấu không được như ý. 

Mọi con số thống kê khi đó đều bất lợi cho U23 Việt Nam, từ kiểm soát bóng, cơ hội nguy hiểm, số lần dứt điểm… trong khi con số có lẽ là không mong muốn là số lần cứu thua lại lớn hơn đối phương. Điều đó có nghĩathầy trò Miura thua thiệt trên cả khả năng tấn công lẫn phòng ngự.

Thứ hai, U23 Việt Nam rõ ràng đã chơi tốt hơn khi chủ trương tấn công. Ở trận đấu với U23 Australia, người hâm mộ đã nhận ra những tín hiệu tích cực khi Công Phượng, Văn Toàn và Đức Huy phối hợp nhuần nhuyễn bên phần sân đối thủ. Số lần dứt điểm tăng lên (8 lần so với 6 lần ở trận gặp Jordan). Tỷ lệ cầm bóng tạo ra nguy hiểm cũng nhỉnh hơn trước. Và nếu như có thể tận dụng tốt hơn cơ hội cũng như không để thủng lưới từ quá sớm, U23 Việt Nam chưa chắc đã phải nhận thất bại trước U23 Australia. 

Sự xuất hiện của các cầu thủ kỹ thuật càng giúp khả năng tấn công của U23 Việt Nam thêm ấn tượng. Với một nửa đội hình là những cầu thủ được đào tạo bài bản về kỹ năng như Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều, Văn Thanh hay Công Phượng, U23 Việt Nam đã có một thế trận rất tốt trước U23 UAE – đội sau đó kết thúc với vị trí nhất bảng D. Không chỉ 2 lần vượt lên dẫn trước, U23 Việt Nam còn gây ấn tượng khi trong hiệp 1, chúng ta lấn lướt đối thủ về mọi thông số tấn công. 

Và một lần nữa phải nhắc lại cú La Croqueta mà Tuấn Anh thực hiện trước khi ghi bàn. Nếu như không có kỹ thuật xử lý bóng, sẽ chẳng có chuyện U23 Việt Nam có được bàn thắng bất ngờ như vậy. Vai trò của những cầu thủ có kỹ thuật trong đội hình quan trọng là như thế. 

Nhìn một cách toàn thể về bóng đá thế giới, thực tế số đông nền bóng đá hiện tại cũng hướng về việc đào tạo kỹ thuật cho các cầu thủ bên cạnh tăng cường thể lực theo từng độ tuổi. Đó không phải những động tác màu mè thừa thãi mà là cách để các cầu thủ có thể tạo ra sự hiệu quả trong cách phối hợp cũng như ngay ở pha chạm bóng đầu tiên bằng kỹ thuật cá nhân được đào tạo bài bản và có lộ trình. 

Ở Việt Nam lúc này, sau thành công của HA.GL, nhiều lò đào tạo cũng đang có xu hướng phát triển nhiều hơn về mặt kỹ năng. Ví như ở B.Bình Dương, GĐKT Đặng Trần Chỉnh luôn yêu cầu các học trò chơi bóng một chạm tối đa có thể.

Đó sẽ là xu hướng trong tương lai gần mà bóng đá Việt Nam có thể hướng tới. Nhất là khi chúng ta hiện đang sở hữu những cầu thủ có tố chất kỹ thuật với độ tuổi mới chỉ mười chín, đôi mươi. 

Nguồn: internet



Thursday, January 28, 2016

Trở về


Trở về

Ta về quê mẹ đêm nay
Đèn ga xe lửa tròn xoe mắt nhìn
Còi tàu giục thúc con tim
Bánh xe ken két “ phanh “ tìm dấu xưa
Lòng ta nghe đã đổ mưa
Dụi con mắt ướt như vừa chợp mơ
Sân ga kẻ đợi người chờ
Ta ôm một nỗi bơ vơ đứng nhìn
Đường Hoàng Hoa Thám lặng im
Hình như đường đã không nhìn ra ta
Bao năm lê gót phương xa
Nay về Đà Nẵng như là chiêm bao
Nguyễn Hoàng, Lệ Lợi chừ sao
Dấu chân ta để phương nào đường xưa ?
Lần từng bước nặng phố khuya
Một con dơi nhỏ vèo treo qua đầu
Thức ta ký ức vàng son
Trụ đèn hắt ngọn đèn sau nhắc chừng
Nhắc ta quán Diệp Hải Dung
Là nơi điểm hẹn nghe chừng khó quên
Những chiều buồn lén không tên
Giọt cà phê Hạ… nhỏ lên nỗi niềm
Ngã Năm chè đậu ngọt mềm
Ngọt dòng lưu bút, ngọt thèm môi trao
Chừ đây bước thấp bước cao
Giữa khuya hiu hắt lối nào dẫn đưa ?
Đưa ta về lại trường xưa
Gặp Thầy, gặp bạn cho vừa nhớ mong
Ta về cõng phận long đong
Hồn đang lặn ngụp trên dòng Hàn giang
Trong ta một cõi hoang tàn
Ta đang đi giữa hai hàng lệ ta

Tuyền Linh

Saturday, January 23, 2016

Lột xác


Vì sao U23 “lột xác”?

Thứ Bảy, ngày 23/01/2016 00:10 AM (GMT+7)

Quyết định để 6 cầu thủ HAGL vào sân đã giúp U23 Việt Nam thay đổi diện mạo khi gặp U23 UAE, thế nhưng, ít ai biết HLV Miura chỉ muốn đội ưu tiên phòng ngự, đá an toàn thay vì cầm bóng chơi đôi công như các học trò đã thể hiện.

Đội tuyển U23 Việt Nam trở về TP HCM chiều 21-1 trong tâm trạng nửa buồn nửa vui khi các cầu thủ vẫn nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ hội CĐV, trong khi HLV Miura lặng lẽ từ chối mọi đề nghị phỏng vấn của báo chí.
Thậm chí, ông thầy người Nhật còn bày tỏ sự khó chịu khi một số thành viên của đội Hà Nội T&T đã không chờ ông cùng đi mà tự ý di chuyển trước sang cảng quốc nội để tiếp tục hành trình bay ra Hà Nội.
Tâm trạng khó chịu của HLV Miura cũng dễ hiểu bởi ông đã cảm nhận rõ mọi thứ đều chống lại ông. Tổng Thư ký VFF Lê Hoài Anh ngay sau khi cùng đoàn xuống sân bay Tân Sơn Nhất đã khẳng định rằng tuy Ban Chấp hành VFF chưa nhắc đến việc tiếp tục tái ký với HLV Miura nhưng chắc chắn cuộc họp về số phận nhà cầm quân Nhật Bản sẽ sớm được bàn tới.
Thái độ gấp gáp của lãnh đạo VFF bắt nguồn từ việc HLV Miura đã đánh mất niềm tin, không chỉ từ người hâm mộ, Ban Chấp hành VFF mà còn từ chính các cầu thủ.
Người hâm mộ tin rằng nhờ HLV Miura tung 6 cầu thủ HAGL vào sân đã mang đến sức sống mới dù U23 Việt Nam thua U23 UAE 2-3. Thực tế chỉ đúng một phần và HLV Miura cũng chẳng phải người tạo nên sự khác biệt đó.
Khi công bố đội hình ra sân, nhiều cầu thủ rất ngạc nhiên bởi lẽ ra, tiền đạo đá cặp với Công Phượng không phải là Phạm Văn Thành (vua phá lưới Giải U21 quốc gia 2015 trong màu áo Hà Nội T&T) mà là Hồ Tuấn Tài. Văn Thành thường xuyên đá chính ở các buổi tập.
Tương tự là trường hợp tiền vệ Hồng Duy, lẽ ra cũng đá chính chứ không phải Đức Huy. Không chỉ xếp đội hình theo kiểu “ngạc nhiên chưa!”, nhà cầm quân Nhật còn yêu cầu toàn đội chơi phòng ngự chặt, bảo đảm an toàn nhất cho khung thành thủ môn Văn Tiến.
Ở một trận đấu chỉ còn mang tính chất danh dự, toàn đội U23 Việt Nam đều khao khát giành chiến thắng hoặc chí ít 1 điểm để tặng người hâm mộ. Cũng vì vậy mà khi ra sân, các cầu thủ U23 đã chọn đá đôi công với U23 UAE, tạo nên một cuộc rượt đuổi tỉ số ngoạn mục.
Sau một vài chỉ đạo ban đầu, phần lớn thời gian còn lại HLV Miura có vẻ bực bội nhìn đội nhà chơi theo đấu pháp mà ông không bao giờ ưa thích. Ở vòng loại môn bóng đá nữ Olympic Rio 2016 khu vực châu Á, đội tuyển nữ Việt Nam đã phản ứng lối chơi bóng bổng không phù hợp của HLV Takeshi.
Họ quyết định chơi bóng nhỏ đúng với sở trường và vóc dáng người Việt, kết quả là giành vé vào vòng cuối cùng tranh suất dự Olympic. HLV Takeshi sau đó không được VFF tái ký hợp đồng bởi phương pháp huấn luyện, cách triển khai lối chơi không phù hợp với bóng đá nữ Việt Nam.
So với đội nữ, tuyển U23 đã vùng lên quá muộn khi cơ hội vào tứ kết không còn...
Công Phượng đã được phẫu thuật
Chiều 21-1, tiền đạo Công Phượng đã được phẫu thuật phần xương quai xanh bị vỡ ở Bệnh viện Aspetar tại Doha - Qatar. Anh bị chấn thương vào cuối trận thua U23 UAE. Công Phượng dự báo sẽ mất 3 tháng để bình phục nhưng theo HAGL, CLB Mito Hollyhock sẽ đưa tiền đạo trẻ người Nghệ An sang Nhật chữa trị và dự báo chỉ mất chưa đến 2 tháng có thể ra sân.
Theo Minh Ngọc (Nld.com.vn)

Nguồn: internet



Quán cóc


quán cóc

tôi ngồi quán cóc vỉa hè
giữa Hà Nội phố vuốt ve mắt tình
lặng nhìn nữ tú nam thanh
tôi mơ Hà Nội có mình có ta

trong tôi một nỗi thiết tha
mọc lên cành nhánh trổ hoa ven đường
phố phường Hà Nội mờ sương
liêu xiêu quán cóc như dường chiêm bao

tiếng người cười nói lao xao
tay trong tay ấm nghe nao nức lòng
tháng chạp Hà Nội tiết đông
ngồi nơi quán cóc mà mong giấc nồng

chiêm bao nào ấm chỗ nằm ?
tôi ngồi hứng gió phù trầm thổi qua
nhắp từng ngụm nhỏ phin pha
để nghe chất đắng đi qua cửa hồn

hình như giọng nói vô ngôn
trong tôi an ủi tâm hồn tôi đây
xót tôi…xót tuổi hao gầy
tôi rời quán cóc giữa ngày hóa đêm

tuyền linh


Friday, January 22, 2016

Triết lý độc tôn ?


·                                 Bắt bệnh ông Miura
Thứ Sáu, ngày 22/01/2016 08:22 AM (GMT+7)
Ông Miura đến với bóng đá Việt Nam gần hai năm và đã sớm “bắt bệnh” được một nền bóng đá. Ông biết ai chọn mình và ai thuê mình khác với bao nền bóng đá khác là phải có một hội đồng HLV thẩm định và sàng lọc.
Từ đó, ông chọn phương pháp huấn luyện theo ý mình hơn là sử dụng những gì đã có, đã được tích lũy của một nền bóng đá. Ông bỏ hết những thành quả từ lối đá nhỏ, nhanh, đậm chất kỹ thuật để chuyển sang lối chơi lực sĩ, không ngại va chạm. Ông có công phát hiện và xây dựng hình ảnh của một số cầu thủ trẻ nhưng ông không thừa nhận phần nổi của các cầu thủ trẻ đã được hình thành và đào tạo một cách bài bản.
Với những nền bóng đá khác thì một HLV lệch hướng sẽ lập tức có sự phản biện của một hội đồng HLV đủ năng lực và đủ quyền hạn. Đằng này ông chỉ cần biết một đầu mối là người thuê ông có mối quan hệ với LĐBĐ Nhật Bản (đơn vị giới thiệu ông).
Ông Miura sớm bắt được bệnh của một nền bóng đá và ông cũng sớm lây chính căn bệnh đấy. Ông chủ quan đến độ luôn cho mình là đúng và phát biểu: “Tôi không quan tâm đến dư luận, đến các chuyên gia”.
Ông nghĩ mình “chắc chân” hay ông được lệnh từ người thuê mình là cứ làm đi đã có người “bảo đảm” cho chiếc ghế của ông? Thậm chí là khi ông bị Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính Đoàn Nguyên Đức “tấn công”, ông cũng bình thản vì biết rõ căn bệnh ở VFF là đến người phụ trách tài chính còn không biết lương của ông cùng dấu hỏi ai đứng sau lưng ông.
Bây giờ thì ông phải đứng trước nhiều chỉ trích vì đã làm hỏng lối chơi của một nền bóng đá mà ông chấp nhận bỏ đi những ưu thế để làm mới với lối đá hiện đại được giải quyết bằng thể lực và sức mạnh trước đã.
Ông dẫn dắt đội Việt Nam thua Thái Lan bởi lối đá kỹ thuật mà người Thái “múa” tại Mỹ Đình. Ông không thèm quan tâm đến chiến thắng của các cầu thủ trẻ trước đội U-19 Hàn Quốc vì nó không phù hợp với triết lý của ông...
Bây giờ thì ông phải gánh hết tất cả do cái triết lý mà mọi người đang lên án ông. Và nghiệt ngã là những người từng bảo vệ ông giờ cũng không dám đứng về phía ông.
Có lẽ hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc ông hiểu ra còn một căn bệnh khác mà ông không thể bắt được…
HLV Miura Theo dõi thông tin về HLV MIURA
Theo Nguyễn Nguyên (phapluattp.vn)

Nguồn: internet

Về quê


Về quê

Đi đâu cũng nhớ Vũng Liêm
Nhớ trăng Phong Thới, nhớ Bình Phụng thiêng
Nhớ Thanh Bình xã sầu riêng
Được mùa thu hoạch huyên thuyên nói cười
Nhớ dừa nhớ lát nơi nơi
Ôi, yêu biết mấy vùng trời Thành Đông
Bòn bon măng cụt ngọt lòng
Về nghe Qưới Thiện, Qưới An ru hò
Về đây để ngắm đàn bò
Tiềm năng kinh tế hết lo đói nghèo
Vũng Liêm ta đó trông theo
Y như tranh vẽ cánh diều gió đưa
Ai ơi, ai đã về chưa ?
Quê hương là cả gia tài quý yêu

Tuyền Linh
2016

Thursday, January 21, 2016

Trường lớp - bài bản


U23 Việt Nam rất hứa hẹn với bộ khung "HA.GL và phần còn lại"

Hiến Lê
Thứ năm, 21/01/2016 14:02
Cuộc đối đầu với U23 UAE vào hôm qua có lẽ là trận đấu lần đầu tiên trong suốt 1 năm trở lại đây, U23 Việt Nam thua mà NHM lại rạo rực đến như vậy.
Xuân Trường và Tuấn Anh chơi xuất sắc trong trận đấu hôm qua - Ảnh: Anh Đức
Ngay khi đội hình xuất phát của U23 Việt Nam được công bố, đa phần NHM, thậm chí cả các chuyên gia cũng không thể tin vào mắt mình: 6/11 cầu thủ đá chính thuộc biên chế của HA.GL. Đây là điều chưa từng có tiền lệ ở bất cứ lứa tuyển Việt Nam nào được HLV Toshiya Miura dẫn dắt.

Trước kia, Công Phượng là cái tên duy nhất được góp mặt trong tất cả các trận đấu của U23 Việt Nam, từ vòng loại U23 châu Á cho đến SEA Games và vừa rồi là VCK U23 châu Á. Những Tuấn Anh, Văn Toàn, Văn Tiến, Văn Thanh chỉ thuộc nhóm dự bị, còn Xuân Trường, Hồng Duy, Đông Triều thậm chí còn nhiều lần lỡ hẹn vì chấn thương.

Tuy nhiên, trong trận đấu với U23 UAE tối muộn hôm qua (20/1), HLV Toshiya Miura đã quyết định phá lệ. Trấn giữ khung gỗ là Văn Tiến, bộ đôi Văn Thanh (hậu vệ) - Đông Triều (tiền vệ) án ngữ hành lang phải, Xuân Trường và Tuấn Anh lần đầu tiên tái hợp trong màu áo đội tuyển sau hơn 2 năm. Trên hàng công, cái tên lĩnh xướng như mọi khi vẫn là Công Phượng.

Có thể nói, đội hình hôm qua của U23 Việt Nam chính là sự thử nghiệm "HA.GL và phần còn lại" mà bầu Đức cùng rất nhiều CĐV Việt Nam hằng mong đợi kể từ sau tiếng vang của lứa U19. Ngay trong lần đầu thử nghiệm, đội hình này đã mang tới những hiệu ứng vô cùng tích cực.

Văn Thanh và Đông Triều hợp thành mũi khoan lợi hại bên hàng lang phải với những tình huống lên công về thủ nhịp nhàng. Trong khi đó, Xuân Trường và Tuấn Anh tái hiện hình ảnh của bộ đôi trung tuyến xuất sắc tại giải U21 Quốc tế cách đây vài tháng. 

Không chỉ tấn công hay, cặp tiền vệ này còn làm tốt trong nhiệm vụ hỗ trợ phòng ngự với những tình huống chủ động pressing đối thủ từ xa. Tuấn Anh thậm chí đã có bàn thắng đầu tiên của mình trong màu áo U23 Việt Nam sau một pha "La Croqueta" (xử lý bóng bằng hai lòng chân để vượt qua đối phương kiểu Iniesta) xuất sắc.


Những chàng trai Pleiku đã chơi xuất sắc khi được thi đấu cùng nhau -

Công Phượng vẫn luôn là niềm cảm hứng chính trên hàng công đội nhà. Trước U23 UAE, tiền đạo này đã chủ động lùi sâu để thực hiện những tình huống phối hợp cự ly ngắn quen thuộc với các đồng đội chứ không còn phải chạy hết tốc lực để đuổi theo những pha bóng dài như các trận trước nữa. Hiệu quả trong các pha tấn công của U23 Việt Nam vì vậy cũng tốt hơn hẳn.

Điểm yếu phòng ngự của lứa cầu thủ HA.GL được bù đắp rất tốt bởi những cái tên còn lại như Hoàng Lâm, Mạnh Hùng hay Đức Huy. Suốt hiệp 1, đối phương chỉ có duy nhất 1 pha dứt điểm và cũng không trúng đích. Dù U23 Việt Nam đã để thủng lưới 3 bàn, nhưng phần lớn những tình huống đó đều xuất phát từ sai lầm cá nhân và hoàn toàn có thể cải thiện trong tương lai. 

"HA.GL và phần còn lại" là một trong những điều được NHM Việt Nam mong đợi nhất kể từ sau tiếng vang của lứa U19 năm 2013. Với những gì đã thể hiện trong trận đấu hôm qua, thử nghiệm ấy đã mang lại những kết quả hết sức tích cực, cả trên sân lẫn trong lòng NHM.

Nguồn: internet


·                                 

Nhạc kèm theo Ca Từ



QUA RỒI MÙA ĐÔNG
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Thơ
Ca Sĩ: Kim Khánh

qua rồi mùa đông

một mùa đông
một mùa đông
một mùa đông giá qua đi…qua đi..qua đi…qua đi…
đã qua đi…đi rồi…
em ơi, cuộc đời nào có bao lâu, sao ta cứ mãi mang u sầu ?
rồi từng ngày đã qua mau
mà cuộc tình vẫn thương đau
còn lại gì cho chúng ta, cho chúng ta?

ôi, sẽ là mãi muôn đời, sẽ là mãi muôn đời
muôn đời mang sầu nhớ, muôn đời mang sầu nhớ
vấn vương…vấn vương…
hãy bỏ lại sau lưng những nỗi niềm thương đau
cùng nhau, cùng nhau đắp xây

em ơi, những u hoài ngày cũ
rồi sẽ phai tàn, rồi sẽ phai tàn, phai tàn thôi em !
lại gần nhau
lại gần nhau
lại gần nhau đi em
mây đen kéo qua rồi, con tim vẫn mong đợi
yêu thương vững muôn đời…muôn đời…bên nhau.

( 2008 )

* Xin Qúy Vị chịu khó nghe hết bản nhạc nền ƠN EM MỘT ĐÓA SEN NỒNG, rồi hãy tiếp tục thưởng thức nhạc phẩm QUA RỒI MÙA ĐÔNG. Thành thật cám ơn !

Tuyển thủ TUẤN ANH


Tuấn Anh ‘tố cáo’ sai lầm của HLV Miura

Trận thua sau cùng của U23 Việt Nam được gói gọn trong 3 sự kiện: Tuấn Anh đá chính, trọng tài sai và thử nghiệm bất thành của HLV Miura.
Nhận bóng từ Công Phượng, Tuấn Anh lắc người qua 2 hậu vệ đối phương trong không gian chưa đầy 1,5 m. Cú cứa lòng “tiêu chuẩn” sau đó của tiền vệ HAGL đã đánh bại nỗ lực của thủ thành U23 UAE…
Tuấn Anh mang lại sinh khí cho U23 Việt Nam
Khoảnh khắc bừng sáng của Tuấn Anh trực tiếp tố cáo sai lầm trong sử dụng nhân sự của HLV Miura ở giải đấu này. Lần đầu tiên được thầy Nhật Bản cho đá chính, tiền vệ gốc Thái Bình không chỉ thăng hoa cá nhân, mà anh còn giúp tuyến giữa của U23 Việt Nam loại bỏ hoàn toàn ưu thế vượt trội về thể hình của đối thủ.
Sự có mặt của cặp Tuấn Anh – Xuân Trường và cả Đông Triều – Văn Thanh ở cánh phải là lần đầu tiên ông thầy Nhật sử dụng đa số các cầu thủ HAGL ở tuyến này. Nếu kể thêm Công Phượng và Tuấn Tài phía trên, coi như U23 Việt Nam có 6 cầu thủ U19 từng tỏa sáng cách đây hai năm trong đội hình. Nhiều người bảo, nếu trọn vẹn hơn nữa, Hồng Duy nên được lựa chọn thay vì Đức Huy, bất chấp tiền vệ CLB Hà Nội là người tung ra cú tạt bóng dẫn đến quả 11 m giúp Công Phượng lập công.
Trở lại với vị trí của Tuấn Anh – điểm nhấn quan trọng nhất trong trận đấu với U23 UAE. Tiền vệ HAGL đã chứng minh, anh đích thực là của hiếm của bóng đá Việt Nam thời điểm này và nếu không sử dụng anh, U23 Việt Nam mất đi một lựa chọn ưu tú. Tuấn Anh hợp với Xuân Trường làm rất tốt nhiệm vụ điều phối, dẫn dắt trận đấu đi theo kịch bản có lợi trong kiểm soát bóng. Nếu HLV Miura vẫn “kiên trì” với cặp Hữu Dũng – Duy Mạnh, đội bóng áo đỏ chưa chắc chơi tốt như thế.
Tuấn Anh ghi bàn đẹp mắt trong lần đầu tiên được ra sân tại Vòng chung kết U23 châu Á 2016. Ảnh: Tùng Lê.
Người ta từng bán tin bán nghi về quyết định để Tuấn Anh dự bị của nhà cầm quân 53 tuổi. Ai đó bảo, chắc tiền vệ HAGL chấn thương, thể lực không tốt nên chưa được sử dụng. Tuy nhiên, màn trình diễn hôm nay và những bước chạy không có dấu hiệu bị cản trở của Tuấn Anh chính là câu trả lời rõ ràng nhất: Anh đủ sức đá chính. Nguyên nhân ngồi ngoài thuộc về quyết định của cá nhân HLV Miura mà thôi!
Trọng tài sai
Ông trọng tài chính Fahad Al Mirdasi để lại dấu ấn còn lớn hơn Tuấn Anh, nếu xét về tỷ số cuối cùng. U23 Việt Nam có thể sẽ không thua nếu sự trợ giúp của vị vua áo đen không được thực hiện đúng lúc. Ở bàn quân bình tỷ số, cầu thủ Al Akrabi của U23 UAE đã phạm lỗi mười mươi với Mạnh Hùng ở cánh phải, trước khi tung ra cú rót bóng cầu âu qua đầu Văn Tiến.
Liên đới đến quyết định của trọng tài chính là trọng tài biên. Ông này đứng rất gần với cuộc tranh chấp trên không của Al Akrabi với Mạnh Hùng. Trước mặt chẳng có gì là chướng ngại, ông “cầm cờ” nhìn rất rõ Al Akrabi nhảy đè lên lưng hậu vệ U23 Việt Nam nhưng phớt lờ. Chính sự vô ý của ông này đã dẫn đến nhận định chậm chạp của đồng nghiệp cầm còi thổi chính. Al Akrabi “tiện thể” dứt điểm nửa sút nửa chuyền thành bàn. Một pha bóng mang dấu ấn đặc trưng của ưu ái trọng tài và may mắn.
Cú penalty quyết định chiến thắng cho đại biểu Tây Á cũng “có công” của người cầm cân nảy mực. Khi Văn Tiến bật lên bắt bóng trên không, một cầu thủ U23 UAE đã lao vào đánh đầu tung tay thủ thành này. Trọng tài bỏ qua, bóng rơi xuống và cú rướn của Al Hashmi đưa trái bóng vào thẳng đôi tay đang khép theo phản xạ tự vệ của Xuân Trường. U23 Việt Nam nhận penalty, nhận thêm cả thẻ đỏ cho tiền vệ HAGL. Tất nhiên, với món quà trên chấm trắng, Al Hashmi biết cách để biến mình thành người hùng.
HLV Miura lại thử nghiệm “lỗi”
Tuấn Anh là điểm sáng, trọng tài là điểm đen, nhưng nếu HLV Miura không gián tiếp tự tạo một bàn thua, chí ít U23 Việt Nam cũng có 1 điểm rời giải. Trận này, song song với sự táo bạo ở hàng công, ông thầy Nhật tiếp tục gây bất ngờ bằng việc bố trí cặp trung vệ mới tinh: Phạm Hoàng Lâm – Nguyễn Nam Anh. Cặp trung vệ một Nam, một Bắc đều để lại những lỗi lầm đáng trách trong trận đấu này
Người đầu tiên mắc lỗi khi lựa chọn giải pháp cản phá trước cú tạt bổng từ cánh phải. Thay vì đánh đầu ra biên, đánh đầu ngược ra sau hoặc đánh đầu lên trên, Hoàng Lâm lựa chọn phương án khó nhất là đánh đầu hết gôn. Trung vệ này bật lên, xoay người dũng mãnh và… gõ thẳng vào cầu môn nhà trước sự bàng hoàng của thủ thành Văn Tiến. Bàn thắng của Hoàng Lâm không khác gì cú đánh đầu ghi bàn thắng của trung vệ Carles Puyol trong trận Tây Ban Nha thắng Đức ở World Cup 2010.
Cầu thủ chơi cặp trung vệ với Hoàng Lâm cũng chẳng khá hơn. Khi đội nhà mất người, Nam Anh tiếp tục nhận thêm thẻ vàng thứ hai trong tình huống mà đấy không phải lựa chọn bắt buộc. Nếu chuẩn và chặt tay hơn, trọng tài chính đủ lý lẽ để thực hiện điều này từ trước đó, khi Nam Anh có rất nhiều pha vào bóng thô thiển với đối thủ.
Cuộc thử nghiệm những vị trí mới của HLV Miura coi như thất bại toàn diện ở tuyến này, nối dài “tiền sử” không có đội hình chuẩn của chính ông trong suốt thời gian 2 năm cầm quyền. U23 Việt Nam kết thúc cuộc hành trình mà thực sự, chúng ta cũng có thể có cơ hội đi tiếp!
Nguồn: internet

Cõi vắng


Cõi vắng

Ân tình bao phen bão nổi
Mà lòng mãi miết vấn vương
Trách sao duyên phần chưa khép
Mơ chi cõi vắng hoang đường ?

TL

Wednesday, January 20, 2016

Hay, nổi tiếng đã đành, dở cũng nổi tiếng mới lạ !


Báo Nhật tố HLV Miura chỉ thích thử nghiệm triết lý cá nhân


Thứ Hai, ngày 18/01/2016 17:31 PM (GMT+7)

Khi bình luận về những chiến thuật mà HLV Toshiya Miura áp dụng cho U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á, nhà báo Nakai Masahiro của tờ Sponichi đã không ngần ngại nói rằng, vị chiến lược gia 53 tuổi chỉ thích thử nghiệm triết lý cá nhân, mà không quan tâm tới kết quả. Điều ông từng làm khi dẫn dắt Omiya Ardija, Vissel Kobe hay Ventforet Kofu... trước đây.

Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Australia tối qua, Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã quyết định tường thuật trực tiếp trên kênh sóng của mình nhằm giúp người hâm mộ nước nhà có cơ hội theo dõi một trận đấu thuộc giải đấu tầm khu vực do một HLV của họ là Toshiya Miura dẫn dắt.
So với U23 Nhật Bản, rõ ràng U23 Việt Nam ở một đẳng cấp thấp hơn hẳn, vậy nên chẳng bất ngờ khi các chàng trai áo đỏ để thua 0-2 trước U23 Australia và chính thức nói lời chia tay VCK U23 châu  Á
Một số phóng viên Nhật Bản khi chứng kiến lối chơi của U23 Việt Nam trước U23 Australia và đặc biệt là trước U23 Jordan ở lượt trận đầu tiên (thua 1-3), đã tỏ ra khá thất vọng.
Cũng như nhiều chuyên gia bóng đá Việt Nam, họ không hiểu vì sao HLV Miura lại quyết định áp dụng lối chơi giàu thế lực, thường xuyên phát động tấn công bằng bóng dài cho U23 Việt Nam, nhất là khi đội tuyển vốn không có nhiều cầu thủ cao to, thậm chí thể hình còn thuộc loại kém nhất giải.
Nhà báo Nakai Masahiro của tờ Sponichi, một người đã theo sát các diễn biến của U23 Việt Nam từ ngày có mặt tại Qatar cho tới trận thua U23 Australia tối qua, đã đưa ra những bình luận mang tính chỉ trích với vị HLV đồng hương của mình.
Theo đó anh ám chỉ rằng, HLV Miura chỉ đang cố gắng thử nghiệm các triết lý cá nhân mà không quan tâm tới kết quả của U23 Việt Nam.
“Tôi nghĩ đây là một thói quen khó bỏ với Miura. Ban đầu ông ấy làm việc rất khoa học, nhưng rồi bắt đầu cảm tính và thường cố gắng thử nghiệm các triết lý cá nhân của mình, thay vì quan tâm tới kết quả trận đấu.
Hồi ở Omiya Ardija, Vissel Kobe và Ventforet Kofu, ông ấy cũng từng làm vậy, khiến thành tích đội bóng đi xuống và rồi bị sa thải”, nhà báo Masahiro nhận định.
Đúng như nhà báo Nakai Masahiro phân tích, trong suốt hơn 1 tháng qua, HLV Miura liên tục có những thử nghiệm, ngay cả đến khi bước vào giải đấu ông cũng không ngừng thay đổi, từ bố trí các đội hình thi đấu khác nhau, rồi xếp cầu thủ đá trái kèo, luôn chuyển băng đội trưởng...
Tất cả tạo ra một sự xáo trộn mà ngay cả các học trò của ông cũng không biết đâu mà lần. Phải chăng vì sắp hết hợp đồng với VFF và chuẩn bị về Nhật Bản nên ông Miura quyết định thử nghiệm những triết lý cá nhân ở một giải đấu chất lượng, xem liệu mình có đi đúng hướng?
HLV Miura Theo dõi thông tin về HLV MIURA
Theo Đông Hưng (Danviet.vn)

Nguồn: internet